Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2009

Dư âm cuộc chiến ở bên kia bờ đại dương.




Đã cuối tháng 4, thiên hạ náo nức cho những kế hoạch thư giản vào dịp lễ 30/04. Hệ thống Media VN cũng suốt ngày nhắc lại những sự kiện lịch sử vào những ngày này của 34 năm về trước. Thôi, cũng làm theo " phong trào " vậy nhưng không viết nổi một điều gì nên hồn. Một phần vì nóng quá làm mất hết cả cảm xúc - vả lại cảm xúc càng ngày càng hao mòn theo năm tháng! Phần khác giữa thời điểm hấp hối của 360 Yahoo như SG 34 năm trước nên cũng không còn hứng thú và lòng dạ nào để viết. Vậy nên quyết định post một số hình ảnh chụp tại Mỹ liên quan đến cuộc chiến vậy!
Để lương tâm khỏi căn rứt là sao mình lại quá thờ ơ với thời cuộc !!!

Photobucket Phim tư liệu về cuộc chiến Việt nam trong thư viện Boston. Photobucket Tượng kỷ niệm lính Mỹ tham gia chiến tranh Việt nam . Photobucket Bức tường đá hoa cương ghi tên hơn 60 ngàn lính Mỹ bỏ mạng tại VN. Photobucket Trầm ngâm trong chiều thu Washington D.C. đọc tên những người Mỹ đã thành thiên cổ ở xứ sở VN xa xôi . Photobucket Cạo tên người thân chết trận để in lên tờ giấy đem về làm vật kỷ niệm. Photobucket Đôi dép râu ( dép lốp xe bằng cao su ) huyền thoại của Vi Xi (VC) được bày trang trọng trong Viện bảo tàng Nixon. Photobucket Những kỷ vật của phi công Mỹ trong thời gian bị giam tại Hà nội. Photobucket Thư của phi công Mỹ viết từ Hoaloa Hilton ( Nhà giam Hỏa lò ) guiwr gia đình tại Mỹ. Photobucket Thư của trẻ em Mỹ gửi Tổng thống Mỹ Nixon kêu gọi chấm dứt chiến tranh tại VN ( Không được sử dụng đèn nên hình mờ ) Photobucket Cờ của miền Nam Việt nam thi thoảng vẫn hiện diện ở những nơi có đông cộng đồng người Việt di tản sống. Photobucket Sáng sáng tại những dãy bàn này trong khu Phước Lộc Thọ tại Little Saigon ( bang California) những người sĩ quan cũ của chế độ VNCH thường tụ họp ăn sáng, uống cà phê và bàn chuyện chính trị, thời sự ... Photobucket Có thể chủ nhân của những chiếc áo này đã bỏ mạng đâu đó : VN? Iraq? Afganistan? ...

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2009

Về đây đứng ngồi...




Lạnh. Nắng chói chang nhưng nhiệt độ ngoài trời vẫn dưới O độ C . Hèn gì lúc bay qua Siberia nhìn xuống chỉ thấy một màu trắng toát và những con sông ngoằn nghèo đóng băng.
Lại" trở về mái nhà xưa " với ngôn ngữ quen thuộc, với những đường phố luôn chật cứng người xe , những vòm giáo đường bằng vàng rực rỡ dưới nắng chiều, những giai điệu đã từng làm mình xao xuyến một thời khi xa nó ... Nhưng sao mà dửng dưng , sao mà ơ hờ... Không vồn vập như mình đã hằng tưởng, như mình đã hằng nhớ ! Thậm chí hơi ngỡ ngàng khi phải làm quen lại khi tập tính từ độ F sang C, lúng túng khi nhìn tốc độ 80 km là bao nhiêu miles...
TV vừa báo mai sẽ có tuyết rơi. Nửa đêm thức giấc ngỡ ngàng một lúc vì không biết mình đang ở đâu : Boston? Moscow hay Atlanta? Giọng Quang Dũng da diết trong chiếc headphone: " Về đây đứng ngồi, đường xa quá ngại để lòng theo chút nắng bên ngoài..."
Ừ, " mùa xuân quá vội, giật mình ôi chiếc lá thu phai ..."


Photobucket Tháng 4-Siberia nhìn từ khoang cửa máy bay. Photobucket Photobucket Photobucket Có đường phố nào vui? Cho ta qua một ngày...

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2009

Last day in Boston.




Thế là lại tiếp tục phiêu bạt với những chuyến đi . Chặng dừng chân tạm thời đầu tiên sẽ là Atlanta, quê hương của " Cuốn theo chiều gió " ( Gone with the Wind). Sau đó sẽ là Moscow rồi Sài gòn... Sao cả cuộc đời chỉ toàn là những đi vậy nhỉ? Có phải là do số phận đã an bài như vậy không ?
Đã lê lết hầu như khắp trái đất này, bao thành phố đã đi qua mà giờ không nhớ nổi tên ... Để ngậm ngùi : " Nhiều đêm muốn đi về con phố xa, nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà ... " Chỉ trớ trêu một điều không biết nhà mình ...ở đâu?
Có những thành phố sống với nó hàng chục năm mà không yêu nổi. Nhưng có những nơi chỉ lướt thoáng qua mà đã nhớ . Nhưng vốn là người phụ thuộc nhiều vào cảm tính nên khái niệm yêu rất chủ quan. Ví dụ từng ngẩn ngơ vì Hà nội không phải vì vẻ xô bồ , nhếch nhác của nó . Mà chẳng qua lỡ " phải lòng " một cô bé ở đó . Nhưng với Boston thì lại khác . Yêu nó bởi dáng hiền hòa, cổ kính , yêu những con đường chẳng biết tên, yêu cả những con tàu biếng nhác bất động trong mùa đông tuyết phủ. Nhất là thời gian cuối hay đi vào thư viện trung tâm , ngày nào cũng đi qua quảng trường Copley và luôn ngẩn ngơ bởi những tháp chuông giáo đường , những hoa văn trên đá tường , những chùm đèn đường kiểu cổ xưa ... Tẩn mẫn vuốt tay lên những bức tường đá và cảm giác như thời gian đọng lại trong tiếng chuông chiều ngân nga ...
Hồi mới tới Boston suốt ngày chỉ biết cắm cúi đi học thẳng một đường từ Subway đến downtown rồi quay về nên không có khái niệm gì nhiều. Sau này khi học xong, có thời giờ để khám phá các ngõ ngách Boston và ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp của nó. Tiếc quá, mới kịp yêu Boston thì đã phải lìa xa. Ngày cuối cùng trước khi đi Atlanta , quyết định lang thang vì chả biết khi nào quay lại đây nữa. Xách hai máy ảnh, chui xuống Subway đi vô định, thi thoảng lại chui lên mặt đất tại những station xa lạ. Chụp cho hết pin cả 2 máy rồi mới quay về .
Giờ thì đã xa Boston mấy ngàn cây số. Khuya rồi, ráng viết những giòng chử này để nhớ về Boston, nơi đã để lại trong tâm hồn tưởng như chai sạn chút lưu luyến mơ hồ ...
Photobucket Photobucket Photobucket Khủng hoảng kinh tế nên lá cờ Mỹ trên ngôi nhà dành cho những người vô gia cư cũng rách tơi tả . Photobucket Photobucket Boston nhìn từ xa. Photobucket Phố Tàu. Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Lặng lẽ nơi này... Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket
Photobucket Cà phê một mình. Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Lang thang nên mua được cái áo lính Mỹ chính hiệu như vầy. Có gái nào dám mặc ở VN không, tớ tặng nè ?

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009

" Chửi đểu "! ( Hay là Bravo sự phong phú & trong sáng của tiếng Việt)




Bạn có bao giờ chửi thề? Bạn có bao giờ châm chọc, miệt thị... người khác? Chả biết câu trả lời của các bạn ra sao chứ tớ thì hiển nhiên là có! Đó là một nhu cầu tất yếu của con người mà thôi, không có ý đáng ngạc nhiên! Nhưng khổ là chắc tớ lang thang ngoại quốc lâu quá nên lẫn lộn hết trong cách diễn tả cảm xúc bằng tiếng Việt! Nên mới có những kết cục rất ngộ nghĩnh, tức cười!
Ví dụ có rât nhiều bạn bè chân thành thắc mắc hỏi sao tớ hay chửi thề trong khi viết làm bài mất hẳn giá trị đi? Tớ ớ người ra ngạc nhiên: " Đâu? Lúc nào? " Khi được gí cái từ " MỊA! " thường trực vào mặt thì tớ cười sằng sặc: " Mịa, ngốc thế! Đó là biểu lộ sự âu yếm đấy chứ! " Mà thật ra mỗi lần tớ thốt ra thì từ " MỊA " có nghĩa là " MẸ" , nghĩa là MAMA hay MOM! Vì quen như dân châu Âu, mỗi lúc diễn tả sự đột phá của cảm xúc vui, buồn, sung sướng,sợ hãi ... đều lôi Chúa ( Oh my God! ) cũng như lôi Mẹ ( Oh Mama! ) ra gọi! Có lẽ đây là một sự " mất gốc " của tớ nhưng nếu khách quan mà nhận xét thì đây còn là biểu hiện sự hội nhập văn hóa thế giới vào Việt nam thời ' mở cửa ". Vậy nên lỡ các bạn có bắt gặp dùng thán từ " Mịa " khi tiếp xúc với các bạn thì hãy hiểu cho là tớ đang biểu lộ sự ngưỡng mộ hay ngạc nhiên ... đó nhá!
Rồi chưa xong. Tớ mới lò dò vào tham gia một Forum và bị banned ngay gần như lập tức. Lý do vì tớ hay " lạm dung" thơ của Trần Đăng Khoa viết hồi nhỏ và đã từng được đưa vào sách Giáo khoa. Có ai còn nhớ bài " Góc sân và Khoảng trời " nữa không? Đấy, chỉ vì cái cụm từ " Góc sân và Khoảng trời " đấy mà đầu tiên tớ bị xóa bài, sau đó bài nào ra tiếp thì bị khóa và cuối cùng bị xóa luôn nick name. THAM KHẢO TẠI ĐÂY Ngạc nhiên đi hỏi một số người thì được trả lời là tớ vô văn hóa, mạ lị các members khác. Ối giời ơi, oan chưa , tớ thề là chưa hề văng ra một câu tục tĩu nào cả! Mà mạ lỵ thì phải dùng những danh từ chỉ bộ phận sinh dục,chất bài tiết hay sự thiếu phát triển của trí tuệ chứ? Nhưng có người rỉ tai: " Tụi admin ở đó toàn là dân có học, có văn hóa lắm nên họ rất tinh tế và nhạy cảm! Nó thấy ông dùng những " điển tích " thì nghỉ là ông bôi bác tụi nó! " Má ơi chả biết là tớ hay thiên hạ crazy đây nữa ! Khi mình dùng từ âu yếm thì thiên hạ cho rằng mình chửi thề . Rồi khi mình dùng " văn học " thì thiên hạ chửi mình là " vô văn hóa "! Ôi, tiếng Việt thời @ phát triển phong phú,đa dạng nhưng phức tạp quá, chả biết đâu mà lần! Bây giờ tớ mới hiểu tại sao nhân ngày 3 tháng 2, tớ để blast " Đảng CSVN quang vinh muôn năm! " thì có bạn vào hỏi: " Sao phản động thế? " Hay khẩu hiệu " Chủ nghĩa Marx -Lenin bất diệt! " nghe như một sự hài hước. Hoặc cái câu mà đứa học trò nào hồi xưa cũng phải gân cổ ra mà gào đại khái là : " Nước ta rừng vàng biển bạc, dân ta cần cù, Đảng ta vĩ đại ..." đó,có ai còn nhớ không? Giờ mà đem ra xài thì nếu nhẹ thì được coi đó chỉ là chuyện " tiếu lâm", nặng thì bị ghép tội " phản động " vì bôi bác đất nước ,chế độ !
Vậy nên các bạn cũng nên " uốn lưỡi nhiều lần " trước khi nói nhá! Vì thiên hạ bây giờ " văn hóa " hơi bị cao đấy! Ví dụ : " Góc sân và Khoảng trời " sẽ được dịch là " Ngu dốt" ! Hay mình đề nghị bổ sung cụm từ này vào " Từ điển tiếng Việt " nhỉ?
P.S. Vậy bây giờ nếu muốn chửi đểu thì tớ sẽ xài tiếng Việt như sau : " Mấy admin mang tiếng PHƯỢT nhiều mà cũng " Góc sân & Khoảng trời " quá nhỉ??? " Hehehe...ai dám chửi tớ " vô văn hóa " nào??? Bravo sự phong phú và trong sáng của tiếng Việt!!!

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2009

Goodbye American dream!!!





World Visitor Map






Có bao giờ bạn có khái niệm về " American dream " ??? Một ngôi nhà hai tầng với thảm cỏ , hồ bơi ... cùng lá cờ sao và sọc bay phấp phới ??? Đúng vậy, đó không chỉ là " ước mơ ' của riêng bạn mà là cả của cả nhân loại và cả của chính người Mỹ ! Đó là symbol của sự sung túc và no đủ của nước Mỹ.
Nhưng bây giờ tất cả những " ước mơ " đó trở nên xa vời . Nếu bạn ở Mỹ hiện tại thì trong những câu chuyện thường ngày sẽ hay được nghe thấy, nhắc đến chuyện ông A, bà B ... bị nhà Bank xiết nhà. Mà người Mỹ cũng lạ, họ sống không bằng khả năng thật của mình ! Cả nước Mỹ sống bằng ... credit hay nói trắng hơn là sống bằng tiền vay mượn ! Đã có lúc bạn chỉ cần có vài chục ngàn $US là có thể ung dung mua mấy ( mấy nhá chứ không phải một ) ngôi nhà trị giá mấy trăm ngàn $. Vì Bank sẵn sàng cho bạn mượn tiền với một lãi suất rất ưu đãi, rất thấp ! Bạn luôn được các Bank săn đón mời chào xài Credit card của họ! Bạn luôn được các cửa hàng lớn dụ dỗ apply Card , cứ mua thoải mái, không cần trả tiền ngay mà lại còn được discount . Có điều ở Mỹ chả ai cho không mình cái gì cả , cuối tháng bill về ầm ầm ! Không kịp trả ư, không sao - chỉ có điều lãi mẹ đẻ lãi con. Và thử tưởng tượng xem đến một lúc nào đó bạn bị mất việc , không còn có khả năng trả tiền hàng tháng nữa . Và đến lúc bank không còn đủ kiên nhẫn nữa thì kéo nhau ra Tòa . Và ngôi nhà của bạn sẽ không còn ! Và bạn vẫn là con nợ của nhà bank ! Ví dụ bạn mua nhà 300 ngàn $ , bạn còn nợ Bank 200 ngàn . Bây giờ bạn không còn khả năng chi trả tiếp và Bank xiết nhà của bạn . Hiện tại đang thời suy thoái nên rất khó bán và Bank bán ngôi nhà tịch thu của bạn được 100 ngàn. Như vậy ngoài việc mất nhà không có chổ ở , ngoài việc mất 100 ngàn đã trả trước và bạn vẫn còn nợ Bank 100 ngàn $ nữa ! Vô lý không ? Nhưng sự thật nó phủ phàng và cay đắng như vậy đó ! Và không phải ngẫu nhiên mà ông Nguyễn Cao Kỳ ( cựu phó tổng thống miền Nam VN ) đã nói đại khái là : " Ở Mỹ hầu như mọi người đều chỉ là kẻ giữ nhà dùm Bank ! "
Chính phủ Mỹ đang dự định kế hoạch chi 75 tỷ $ để cứu giúp những người sở hữu nhà - biểu tượng của sự sung túc xứ Mỹ . Nhưng kế hoạch này đang bị chống đối dữ dội với lý do : sao người Mỹ phải đóng thuế để nuôi những người vô trách nhiệm ? Vì thực tế có rất nhiều người không có khả năng tài chánh nhưng vẫn mua những ngôi nhà lộng lẫy - thậm chí mua mấy nhà với mục đích đầu cơ mua đi, bán lại .
Sự bùng nổ của nghành xây dựng, giá bất động sản lên cao, dễ dàng vay mượn tiền của Bank ... đã cuốn nước Mỹ vào một cơn lốc mua sắm nhà cửa . Đây không phải là sự phát triển tự phát mà là có sự hướng dẫn, bảo trợ của chính phủ Mỹ. Sau sự kiện 11 tháng chín/2001 , khi cả nước Mỹ đang bị Shock thì chính sách hỗ trợ bất động sản là một cách để đáp lại sự khiêu khích của những kẻ khủng bố ! Đáng tiếc là sự ' trả lời " này cũng như cuộc chiến Iraq sau đó đã không mang lại một "happy end " cho nước Mỹ . Cả 2 chính sách này đã làm kiệt quệ nước Mỹ còn hơn hậu quả của phe khủng bố Hồi giáo gây ra cho nước Mỹ. Cha đẻ của " ước mơ rẻ " Alan Greenspan chủ tịch Federal Reserve System USA đã bị mất chức vì chuyện này . Muhamad Yunus , chủ nhân của " Banker to the poor " GRAMEEN, người đoạt giả Nobel hòa bình năm 2006 đã nói : " Tôi không nghĩ rằng những người mua nhà bằng credit của Bank là có lỗi! họ là nạn nhân của sự tuyên truyền khốc liệt của Nhà trắng, hệ thống tài chính kêu gọi cả dân tộc xây dựng và mua nhà bằng tiền vay mượn. Họ đã ngây thơ tin tưởng vào ý thức hệ đã được xây dựng từ phía trên. Họ trở thành nạn nhân của hệ thống đầu cơ ( mà ) đã trực tiếp phá vỡ mối quan hệ giữa người vay và người cho vay " .
Hiện nay khắp nước Mỹ nhan nhản những ngôi nhà mang biển " For sale " . Và thật sự không phải chỉ riêng những người vay không có khả năng trả mà cả nước Mỹ đều sống không bằng thực lực chính của mình nên gây ra sự thiếu hụt ngân sách và phụ thuộc vào nước ngoài ( Mỹ là con nợ lớn nhất củaTrung quốc ).
"Dân Mỹ và chính phủ Mỹ cần phải hiểu được rằng dân tộc phải sống bằng chính thực lực của mình ! Cả hai đều tiêu xài nhiều hơn những gì mình có ! Điều đó gây nên sự mạo hiểm cho chính phủ . Điều đó gây nên sự nguy hiểm cho chính mỗi gia đình ! " Romney Smith - cựu ứng cử viên cuộc đua Tổng thống Mỹ đã trả lời phóng vấn báo Forture như vậy !
Hình như là nước Mỹ đang từ giã " ước mơ Mỹ " . Hình ảnh ngôi nhà , bãi cỏ , vườn hoa... biểu tượng của một sự sung túc, thành đạt...đã biến mất khỏi những clip quảng cáo. Từ " mortgage " đã trở thành một sự diễu cợt, mỉa mai cay đắng. Index của bất động sản Mỹ trong những tháng cuối cùng đã tụt xuống còn 9-10 điểm tính theo hệ số 100.
Với người Việt nam mình , bỏ ra 100-200 ngàn $ để mua ngôi nhà bên Mỹ lúc này rất dễ dàng . Với số tiền đó bạn chỉ có thể mua được 1 căn hộ bậc trung khoảng 100 m2 ở Việt nam mà thôi . Nhưng bạn đừng quên "giấc mơ Mỹ " rất tàn khốc . Bạn có thể mua được nhà nhưng hàng tháng bạn phải đóng thuế, bảo hiểm, dịch vụ... bằng ngang tiền nhà . Và sẽ đến lúc bạn không trả nổi . Và rồi bạn cũng sẽ phải cay đắng mà thốt lên rằng : " Goodbye American dream!!! "